Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ dân tộc Thái
Trường THCS Chà Nưa
2024-09-30T21:20:44+07:00
2024-09-30T21:20:44+07:00
https://thcschanua.nampo.edu.vn/vi/about/khoi-phuc-giu-gin-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-nhac-cu-dan-toc-thai.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường THCS Chà Nưa
https://thcschanua.nampo.edu.vn/uploads/logo11.png
Giáo dục VHDT cho học sinh trong các trường học nói chung, trường THCS nói riêng được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoại khóa.
Giáo dục VHDT cho học sinh trong các trường học nói chung, trường THCS nói riêng được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoại khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ, hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh...
Để nâng cao chất lượng giáo dục VHDT các trường học ngoài việc thực hiện các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHDT; đổi mới nội dung phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHDT và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động này thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng xây dựng truyền thống nhà trường và phát huy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục VHDT.
Thời gian qua, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các DTTS, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn được bảo tồn và phát huy, tạo nên những sản phẩm, hoạt động du lịch khá hấp dẫn như: Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự, mô hình nuôi tằm lấy sợi, may váy áo cóm, thêu khăn piêu, và mô hình mời các nghệ nhân truyền dạy cách chơi đàn Tính tẩu... Việc triển khai công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc góp phần Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng.
Với những giá trị và ý nghĩa to lớn trên, hôm nay ngày 30 tháng 9 năm 2024, ttrường THCS Chà Nưa tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề: Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ dân tộc Thái qua việc mời nghệ nhân về truyền dạy cho học sinh cách chơi đàn Tính tẩu (loại nhạc cụ đặc trưng của DT Thái trắng vùng T/Bắc)
* Về dự buổi ngoại khóa có đại biểu, khách mời, ông: Thùng Văn Đôi – Nghệ nhân chơi đàn Tính tẩu xã Chà Nưa.
* Về phía Ban Giám hiệu nhà trường có:
- Thầy: Trần Văn Khương, Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường
- Thầy: Đặng Văn Lâm - P. Hiệu trưởng
Về dự buổi ngoại khóa còn có các thầy cô giáo, và toàn thể các em học sinh tường THCS Chà Nưa.
Sau màn đọc diễn văn khai mạc của thầy giáo Trần Văn Khương, Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, là đến phần nêu lên sự tích ra đời cây đàn Tính tẩu.
* Sự tích ra đời cây đàn Tính tẩu
Trong tiếng Thái, “tính” có nghĩa là đàn, còn “tẩu” là quả bầu. Đây là nhạc cụ phổ biến không chỉ của người Thái mà còn của một số dân tộc vùng Tây Bắc, như Tày, Nùng... Nhưng, tính tẩu của người Thái có đặc trưng riêng, cả về cấu tạo lẫn âm thanh. Họ sử dụng nhạc cụ này trong những hội xòe, những đêm hát giao duyên... và cả trong các nghi lễ. Khi đó, cây đàn tính tẩu trở thành vật thiêng, chuyên dùng để đệm lời cúng cho các thầy mo.
Đến giờ, trong cộng đồng người Thái vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết về sự tích cây đàn tính tẩu. Câu chuyện đó kể rằng:
Xưa kia, ở suối Nậm Lùm (Mường So, Phong Thổ, Lai Châu) có một khối đá to bằng ba cái nhà sàn. Người dân gọi nó là “hin bát”. Một ngày kia bỗng xảy ra một trận đại hồng thủy, cuốn trôi vạn vật. “Hin bát” cũng bị cuốn trôi ra sông Nậm Na, xuôi đến tận đất Mường Lay (Điện Biên). Dấu tích còn lại ở Mường So là một cái vũng lớn (vặng luông), nay gọi là Búng bát.
Khi trôi về đến Nậm Na, “hin bát” nằm giữa dòng sông, trở thành hòn đảo nhỏ, cây cối, lau sậy um tùm. Có chàng trai người Thái trắng mồ côi đã chọn “hin bát” để dựng lều ở. Một lần đi quăng chài, chàng trai vớt được quả bầu, rồi lấy phần dưới của quả bầu tra thêm chiếc cán để làm gáo múc nước.
Đêm về, chàng ngoắc chài lên móc, nơi có treo cái gáo múc nước. Vô tình côn trùng bay qua, bay lại chạm phải dây chài rồi hợp cùng với chiếc gáo bầu tạo ra những âm thanh kỳ lạ. Bất chợt, chàng trai nảy ra ý nghĩ chế tạo nó thành một thứ có thể thay người bạn tâm tình, khuây khỏa nỗi buồn.
Nghĩ là làm, chàng trai đem cái gáo bầu xuống rồi căng 3 sợi dây chài dọc chiếc cán gỗ và gẩy thử thì vang lên âm thanh hấp dẫn. Chàng nghĩ ngay đến việc đem nó đánh thức người mình yêu để tâm tình, bởi khi đó chàng có thầm thương một cô gái trong bản. Thế nhưng tiếc thay, tiếng đàn chẳng đủ vang, chẳng đủ hay để nàng lay động...
Không bỏ cuộc, chàng mồ côi đến hỏi những người cao tuổi trong bản và được khuyên chỉ nên để lại hai dây đàn, chọn gỗ tốt làm thân đàn. Sau khi thay đổi “cấu tạo”, tiếng đàn trở lên trầm ấm và có hồn hơn. Chàng liền mang đến nhà cô gái gảy và đã làm cô xao lòng. Chỉ cần nghe xong vài khúc, cô gái liền mở cửa ra tâm sự. Rồi dần dà họ nên vợ nên chồng.
Ngoài câu chuyện này, cộng đồng người Thái còn truyền tai nhau một sự tích khác, giải thích rõ sự khác biệt giữa cây đàn bầu của người Thái và các dân tộc xung quanh. Câu chuyện đó kể rằng, đàn tính tẩu của người Thái trước kia cũng có 3 dây, nhưng họ đã tặng người Kinh một dây, nên đàn bầu của người Kinh chỉ có một dây, người Thái còn lại hai dây.
* Mời nghệ nhân lên hướng dẫn hs chơi đàn
Sau đây là một số hình ảnh của buổi ngoại khóa: